Mỗi lần khi có tâm trạng không được ổn lắm
Mỗi lần khi có tâm trạng không được ổn lắm, tôi thường nghe J.S.Bach. Và sau vài chục phút “thiền” cùng âm nhạc của Ông, khi cảm xúc được cân bằng trở lại, tôi thấy như được tiếp thêm năng lượng.
Nhưng tối nay tôi đi nghe Bach không phải vì những xáo trộn mong manh thường gặp, mà vì sự háo hức sẽ được nghe Bach với phong cách Pháp 🙂
Nữ nghệ sĩ piano Célimène Daudet, lần thứ 3 đến Việt nam, đã mang một chùm tác phẩm của Bach, bao gồm cả choral, fugue, prélude… đến với khán giả hâm mộ cô. Célimène đàn Bach với phong cách cực kỳ thư thái, với tiếng đàn trong vắt và sâu lắng, giản dị như trang phục cô chọn, như gương mặt biểu cảm với chỉ 1 chút son hồng, và giọng nói Pháp nhẹ như bay. Khán phòng im phăng phắc, chỉ còn Bach lơ lửng cùng kiến trúc Baroque.
……………………..
Mời các bạn nghe vài phút Bach nhé, để giấc ngủ đêm nay sâu hơn 🙂
62 thoughts on “Mỗi lần khi có tâm trạng không được ổn lắm”
Wonderful
Ui e vẫn quên lời hứa với a, hị hị
Hy vọng ko có tiếng chuông điện thoại giữa lúc co ấy chơi đàn
Gần cuối ct, khi k phải Bach nữa, có 1 hồi chuông thật. Vậy mà nửa đầu tuyệt nhiên im lặng nhé. Chả nhẽ người HN hết thảy đều yêu Bach 😀
Chả biết làm sao mà cứ mỗi khi đọc Post cậu về biểu diễn âm nhạc là mình cứ thót tim khi nghĩ tiếng điện thoại kêu trong lúc tất cả im ắng.
Chắc tại tớ hay soi mấy vụ đó nên cậu ấn tượng 😀
Nhớ đọc 1 bài báo thấy bảo Glenn Gould là người mang cảm hứng Bach sang Nga vì trước đó Bach không được các nghệ sĩ Nga thích lắm. Chẳng biết có đúng không, Thương Hà?
Hị hị, e cũng k rõ đâu. Nhưng đúng là người Nga chơi Bach ngay ngắn nghiêm túc lắm, k bay bổng trong trẻo như người Pháp.
Gs Nguyen Hai Nam vào giải đáp thắc mắc của nữ văn sĩ giúp e đi ạ :-p
Đàn hnay nghe trong trẻo, nhắm mắt lại như thấy đg ở thế giới của Chúa mà Bach tôn thờ. Trừ bài của Liszt những đoạn lên gân bị mệt mỏi thì e thấy tối nay thật yên bình, và cho tim được mềm.
“Bình yên 1 thoáng cho tim mềm” 🙂
Pham Bich Ngoc ko biết mà đi nghe này
Cũng 1 fan của Bach hả e ?
Còn mò tận sang Đức nghe concert của Bach trong nhà thờ cơ chị ạ. Em cũng đang tập toẹ học nghe đây 🙂
<3 yêu chị ơi :D
Nhà có điều kiện thế 🙂
Vì không được nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diễn phục vụ tận chân công trình như chị 😀
May quá thỉnh thoảng cũng có vài nghệ sĩ nhân từ, lặn lội mò xuống tận đáy giếng 😀
Pham Bich Ngoc, 1 trải nghiệm nhớ đời nhỉ
Bằng vé hạng nhất của các buổi classic concert ở NHL mình
Vé 44 đồng. Rẻ hơn Hanoi nhiều chị ơi 😀
Diễn hôm sinh nhật Bach <3
Chưa bằng Đàm Vĩnh Hưng với Lệ Quyên 😀
Ôi, làm sao bì dc với các sao :)))
Hihiiii. Thực sự là trải nghiệm nhớ đời. Quá tuyệt í. Em về định viết cái note, mà sợ bị ném đá, bảo là tinh vi tinh tướng 😀
K viết mới bị ném đá vì ích kỷ đấy 😉
Viết đi e, cho chị trải nghiệm cùng với
<3 :D <3
Lưu lại cho em bé nghe ạ
E bé thì nên cho nghe Mozart cho cuộc đời tươi sáng 🙂
Hôm nào cô cho Mít xin 1 ít list ạ
Max Reger đã nói: “BACH ist Anfang und Ende aller Musik”
(Bach là khởi đầu và kết thúc của mọi Âm nhạc). Tuy tên “Bach” theo tiếng Đức chỉ là “con suối nhỏ”, nhưng mọi con sông đều bắt đầu từ dòng suối, để rồi đổ ra biển. Bach đáng được gọi là “Đại Dương” :). Tuy Gould có là chuyên gia, và chơi Bach hay thật, nhưng bảo nhờ có Gould mà các nghệ sỹ Nga mới yêu Bach thì theo mình chả đúng :). Đơn cử Richter cũng yêu Bach và chơi rất nhiều nhạc Bach. Có chăng mỗi dân tộc có thể nói “tiếng Bach” theo giọng nói riêng của mình thôi! 🙂
Chính Richter là người đã nói câu nói nổi tiếng: “Sẽ không hại gì nếu chúng ta thỉnh thoảng, đều đặn nghe Bach, chỉ vì lý do vệ sinh!” 🙂
Để mai mình sẽ kể cho cô giáo Tran Thuong Ha và nữ văn sỹ Anh Thuan Doan nghe một câu chuyện rất hay về Bach, Gould và Richter. Hơi dài nên gìơ ngại gõ trên đt… 🙂
Hôm nay cô ấy có vừa lò dò đánh, vừa nhìn bản nhạc thế này không cô giáo Tran Thuong Ha? 😀
https://youtu.be/3F9kpgnd98w
Cô giáo chắc là đi ngủ rồi ạ :)) e trả lời thay: e có thấy :))
Ơ thế bọn này biết nhau qua Bách hết à ?
Chán thật đấy
Haaa… chắc Myanh Nguyen và cô giáo Tran Thuong Ha đang yêu zồi! 😀 Có ai đang yêu mà không rrr…un bắn lên khi nghe tiếng điện thoại không cơ chứ? 😉 Biết đâu…
(cố gắng chờ… nhé!)
https://youtu.be/HDMUraUAAY4
Giống anh, ngày xưa cứ thấy lo lắng bất ổn trước khi thi là nghe ‘Why worry’ của Dire Straits là thấy bình tõm tự tin lại ngay ! 🙂
https://www.google.com/search…
E cũng thích Dire Straits, nhưng mê nhất bài này, mà phải đúng live này. A nghe đêm muộn, có tai nghe càng phê
https://youtu.be/1YE933b67Vc
Có lúc nào là ngừng yêu ạ 🙂
Yêu là lẽ sống mà 😀
Hôm nào về HN ra nhập hội cuồng Bach nhé hot boy 😀
Ừ, cũng như phải đánh răng… 😀
Haaa… cô giáo có hoa rồi à? 😀
Nào, kể chuyện Bach, Richter và Gould kiếm hoa nhé! 😀
Ở phần giới thiệu của cuốn sách „Richter: các bài viết và đối thoại” (Richter: Ecrits, conversations), Bruno Monsaingeon – đạo diễn nhiều bộ phim về các nghệ sỹ có tên tuổi như Menuhin, Oistrakh, Gould… – có kể một câu chuyện khá thú vị về Richter và Gould, cho ta thấy phần nào quan điểm nhìn nhận âm nhạc khá khác nhau của hai nghệ sỹ lớn này, cũng như nhận xét của của họ về nhau… 🙂
Vào năm 1981, khi Monsaingeon đang làm phim, quay Gould chơi Goldberg Variations của Bach, tự nhiên một hôm Gould hỏi:
– Anh có biết Richter không? Có quan hệ gì với ông ấy không?
– Có…
– Một nghệ sỹ như vậy, một pianist lớn đến như vậy mà không làm nổi một cái đĩa tử tế! Ông ấy chả có triết lý gì về thu đĩa cả, cho xuất bản những bản thu phản bội chính lại nghệ thuật của mình. Chúng không thể nào đại diện cho ông ấy được. Bằng mọi cách, ông ấy phải học nghệ thuật đặc biệt của việc làm đĩa. Tôi muốn làm cho ông ấy một cái đĩa, với tư cách là đạo diễn âm nhạc.
– Glenn, are you serious? (Glenn, anh nghĩ thật à?)
– I am damned serious. (Tôi cực kỳ thật đấy.) Ông ấy có thể chơi những tác phẩm mình muốn, kể cả Rachmaninov (Gould ghét Rach 😀 ), và có thể dùng piano của tôi (piano đặc biệt của Gould). Anh hãy đặt vấn đề với ông ấy đi!
Ba tuần sau, tại liên hoan Fêtes Musicales de Touraine ở Pháp, Monsaingeon gặp Richter. Ông vào đề bằng cách kể rằng vừa làm xong một bộ phim Gould chơi Goldberg Variations của Bach…. rồi nói lời mời của Gould.
– Ông ấy có chơi những đoạn lặp lại không?
– Có, những đoạn lặp lại đầu tiên của các canon variation.
– Cái gì? Thế không phải là TẤT CẢ chúng à? Tôi đã nói với ông ta ở Moscow năm 1957, ngay sau concert rồi mà! Một nghệ sỹ như vậy, một pianist lớn đến như vậy… Tác phẩm đó quá phức tạp, không thể hiểu hết được nếu không có những chỗ lặp lại. Mà chúng được viết ở đó còn gì!
– Nhưng thưa Maestro… bây giờ không phải nói chuyện này. Theo ông, có nên suy nghĩ về đề nghị của Gould không?
– Ở đâu và khi nào?
– Ở Mỹ, tất nhiên rồi.
– Tôi không sang Mỹ.
– …
– Hãy nói với Gould là, tôi chấp nhận – với điều kiện ông ấy phải biểu diễn một buổi ở Liên hoan Tours của tôi! (LH do Richter tổ chức hàng năm) – Richter nói thêm sau một giây suy nghĩ. Ông vừa nói vừa cười… hiển nhiên ông biết là Gould đã từ lâu không biểu diễn… 😀
Cơ hội để chúng ta được nghe đĩa của Richter do Gould thu thế là không thành! 🙁
😀
Này… đánh răng quan trọng lắm đấy, nhất là khi… yêu! 😉 Ngày xưa mẹ anh kể chuyện, có cậu cùng làm hẹn hò với một em. Đến lúc hôn nhau… tự nhiên cậu ấy thấy một… hạt cơm… được truyền sang miệng mình :D. Cậu ấy bảo, em phải len lén nhổ đi, rồi xin về… Hết hẹn hò luôn! 😀
Tại cậu ấy vội vàng đấy chứ 😉
Thấy bảo cảm giác kinh quá không quên được! 🙁
Hay ý cô giáo là truyền… trả lại chính chủ… rồi coi như không? 😉
No, đợi cô ấy uống ngụm nước đã. Chả hạn như thế :)))
Em thì hay nghe Chopin và Rachmaninov
Chopin và Rachmaninov, với chị, nhiều cảm xúc quá, khó cân bằng 🙂
Kể ra thì nếu không thích… sẽ bảo nhạc Bach “khó nghe” (nghe thôi khó gì đâu!), tệ hơn thì “buồn ngủ” 🙁 (Goldberg Variations cũng được đặt hàng cho Bá tước Keyserling nghe “cho dễ ngủ”). Ngay như quan niệm nhạc Bach làm cho tâm hồn được thư thái, thả lỏng… tuy có phần đúng, nhưng cũng là một định kiến khá phổ biến hay được nhắc tới… :). Gould bảo: “Nếu Bach sống vào thời bây giờ, ông ấy sẽ viết nhạc cho phim Hitchcock” – tức là hấp dẫn từng giây như phim horror… 😀 Nghe khá sốc như những câu phát biểu khác của Gould, nhưng có phần đúng! Nhiều lúc nghe Bach như tham gia một cuộc đuổi bắt hụt cả hơi… Có lẽ cô giáo Tran Thuong Ha bảo được tiếp thêm năng lượng cũng có ý này! 😀
Cô Hà quên là có người lo nhà hát bị dột nên dương cả ô à. hihi.
Công nhận nhỉ 😀
E quên k ra phỏng vấn xem lý do đích thực là j
Cô Hà ơi, tích cực tham gia phong trào làm thợ xây và thợ khoan đi. Thế này cũng được rồi nhưng ra tay tích cực hơn đi.
Tran Thuong Ha Em thì rất hay nghe, nhất là Chopin. Và chính vì mê ông ấy mà nhất quyết phi đến nhà ông ấy ở ngoại ô Warsaw, thăm trái tim ông ấy ở trung tâm Warsaw và thăm mộ ông ấy ở Paris.
Có đủ thời gian để ngồi nghe 1 concert ngoài trời ở công viên đó k?
Tran Thuong Ha Hôm em đến thì đã quá mùa biểu diễn. Thế mới tiếc.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3146640586535&l=076bd8956d
Ừ, diễn ngoài trời nên chắc chỉ vài tháng hè. Chị cũng ước ao dc 1 lần đến đó
Tran Thuong Ha Ở nhà ông ấy tại Zelazowa Wola, cách Warsaw 80 cây số, hàng ngày vẫn có một nhạc công chơi các bản nocturne, waltz và mazurka của ông ấy cho du khách nghe đấy chị.
Họ duy trì và bảo tồn bằng nhiều cách nhỉ 🙂
Tran Thuong Ha Vâng, và họ làm rất quy củ, văn minh, không xô bồ. Đây là ảnh em chụp nơi đặt trái tim Chopin.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204361952510501&l=1b875e18ad
Trong chính cái bức tường đó á e?
Tran Thuong Ha Trong một cái hộp nhỏ, và được đặt trong bức tường này. Còn xác ông ấy thì nằm ở nghĩa trang Cha Lachaise, vì ông ấy mất ở Paris.
Họ bảo quản kiểu j nhỉ ?!?
Tran Thuong Ha Em nghĩ là họ ướp